Người phụ nữ bị phù nề chân suốt 30 năm, đau đớn vô cùng vì căn bệnh không thể ngờ

Ngày 17/7, Trung tâm Can thiệp mạch máu Bệnh viện (BV) Quốc tế City cho biết vừa điều trị thành công cho bệnh nhân H.T.T.L (54 tuổi, ngụ TP.HCM) thoát nguy cơ đoạn chi vì viêm mô tế bào bằng phương pháp can thiệp laser.

30 năm phù nề, rỉ dịch chân vì suy giãn tĩnh mạch

Theo bệnh sử, 30 năm nay chân và L. bị phù nề nặng, đau nhức không thể đi lại được. Trải qua nhiều lần phẫu thuật, chân bà cứ sưng to tái đi tái lại, sinh hoạt, di chuyển rất khó khăn.

Thời điểm nhập viện, chân bệnh nhân có dịch và mủ chảy rất nhiều. Sau khi kiểm tra và làm các xét nghiệm, các bác sĩ xác định bệnh nhân vị viêm mô tế bào do suy tĩnh mạch lâu năm.

Ekip điều trị quyết định giải quyết tình trạng của bệnh nhân bằng phương pháp can thiệp laser điều trị suy tĩnh mạch. Một ngày sau thủ thuật, bệnh nhân đã xuất viện trong tình trạng sức khỏe hồi phục, có thể đi lại, sinh hoạt bình thường.

TS.BS Nghiêm Phương Thảo, Trung tâm can thiệp mạch máu của BV cho biết, bệnh nhân bị phù chân sau khi mất mô do bệnh lý mạch bạch huyết, kèm theo cơ địa chân bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm. Chân to gấp 3 lần bình thường, nhiễm trùng mô tế bào, dịch và mủ ở chân tự chảy ra do bị ứ đọng nhiều. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng tái diễn, nguy cơ đoạn chi là rất cao.

Người phụ nữ bị phù nề chân suốt 30 năm, đau đớn vô cùng vì căn bệnh mà ngày nay rất nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 1.

Bệnh nhân chia sẻ chân đã nhẹ đi rất nhiều, bớt sưng phù, vùng da sưng đã chùng xuống.

Trước đây khi điều trị suy tĩnh mạch chi dưới, bệnh nhân phải phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn nhưng nguy cơ tái phát rất cao. Can thiệp laser điều trị suy tĩnh mạch là phương pháp điều trị nhẹ nhàng, thoải mái giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chứ không phải thay băng, vệ sinh vết thương, lưu viện nhiều ngày như những ca mổ các năm trước đây. Bệnh nhân có thể xuất viện trong một ngày, không gây biến chứng và hầu như không tái phát.

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần. Hậu quả là làm gia tăng áp lực bên trong hệ tĩnh mạch chân và gây ra các biểu hiện như: Phù chân, đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút, các biến đổi da, loét do nguồn gốc tĩnh mạch.  Những người có nguy cơ cao mắc là: phụ nữ trong độ tuổi 35 -50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều.

Đây là căn bệnh mãn tính và độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa. Theo thống kê từ báo cáo nghiên cứu Vein Consult Program- Vietnam 2011, các nghiên cứu dịch tễ học thế giới ghi nhận, khoảng 30-40% dân số trưởng thành mắc bệnh này và có tới 65% dân số không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám bác sỹ (báo cáo nghiên cứu Vein Consult Program- Vietnam 2011). Suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng được trẻ hóa và phổ biến hơn ở nữ giới. 

Các phương pháp điều trị kết hợp

Vớ (Tất chân) y khoa: Sử dụng vớ y khoa trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới: Phương pháp này là một phần quan trọng bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tăng sức bền thành mạch, chống viêm và chống thoát dịch v.v…

Vớ y khoa có tác dụng tăng sức ép của cơ, ép vào thành tĩnh mạch tránh tĩnh mạch bị dãn ra nhiều và gây ứ trệ dòng máu trở về tim gây phù, đau chân và chuột rút. Trong hai loại băng ép và vớ y khoa thì vớ tốt hơn vì dễ sử dụng và lực ép lên trên thành tĩnh mạch được phân bố đồng đều. 

Người phụ nữ bị phù nề chân suốt 30 năm, đau đớn vô cùng vì căn bệnh mà ngày nay rất nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 2.

Vớ y khoa hỗ trợ trị suy giãn tỉnh mạch.

Vớ y khoa nên đi vào ban ngày, lúc làm việc và đi lại nhiều. Còn buổi tối, nghỉ ngơi người bệnh có thể bỏ vớ ra được.

Chích xơ tĩnh mạch: Chất chích xơ khi vào lòng mạch sẽ tạo thành một phản ứng viêm, tác động vào thành mạch giống như một chất keo dán dính, làm phá hủy tĩnh mạch, có tác dụng tại chỗ. 

Chất gây xơ không đi đến vị trí khác mà chỉ khu trú ở vị trí muốn điều trị, không đi về tim làm nghẽn mạch máu ở tim. 

Điều trị bằng gây xơ tĩnh mạch an toàn, không có biến chứng lâu dài. Biến chứng tại chỗ là đau, viêm tĩnh mạch, viêm mô dưới da.